Mùa thu hoạch cà phê ở Đà Lạt, Lâm Đồng

Trời Hà Nội đã bắt đầu vào đông còn ở khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng thì khí hậu quanh năm mát mẻ và gần như không có gì thay đổi. Đối với những người nông dân trồng cà phê thì đang bắt đầu vào mùa thu hoạch.

Vào hồi cuối tháng 8, khi tôi có dịp ghé thăm những khu vườn cà phê ở đây, các trái cà phê còn xanh lắm. bây giờ là đầu tháng 11 rồi, nhận được cuộc điện thoại của người bạn từ Đà Lạt mới biết ở trong đó đang tất bật thu hoạch cà phê. Vì biết tôi làm cho công ty cà phê của Ý chuyển nhập khẩu cà phê và chỉ có thể chứng kiến “thành phẩm” là sản phẩm sau khi rang xay và đóng gói, anh có gửi email cho tôi để giúp tôi hiểu thêm về quá trình thu hoạch cà phê của anh cũng như những người dân trồng cà phê tại Lâm Đồng.

Sản lượng cà phê ở Lâm Đồng sẽ không lớn nếu so sánh với Buôn Mê Thuột hay Dak Lak vậy nên anh cũng nói với tôi là nếu muốn chứng kiến cận cảnh việc thu hoạch cà phê thì nên tới những vùng vựa cà phê lớn hơn. Tại Lâm Đồng cũng như hâu hết mọi khu vực trồng cà phê khác của Việt Nam, người ta thường trồng chủ yếu loại hạt cà phê Robusta, mà ở đây anh bạn tôi gọi là “cà rô”.

Anh chia sẻ rằng, trước khi hái cà rô(robusta) thì đi xem vườn có nhiều cỏ và lá, nếu nhiều thì dùng cuốc(xà bách) hay máy cắt cỏ dọn sạch rồi mới tiến hành hái đây là một số hình ảnh của việc chuẩn bị hái “cà rô”:

DSCN2265 (1)
DSCN2283

“Bây giờ gần bắt đầu vào mùa hái “cà rô” ở tà nung. Nếu em muốn có không khí rõ ràng và chuyên nghiệp hơn thì vào dịp này đi một chuyến vào Daklak hay Buôn Mê Thuột thăm quan. Vì đó là thủ phủ cà phê của Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng thì cũng có nhiều nhưng không chuyên nghiệp bằng.

Thời điểm hái cà thì phụ thuộc vào lượng cà phê chín trên cây. Khi quan sát cà phê trên cây chín từ 70% trở lên thì có thể thu hoạch. Hái cà rô thì cần một cái thang chữ A ba chân là tiện nhất, găng tay, hai tấm bạt dài, tùy theo người hái muốn, trung bình thì hai cây cà phê cách nhau 3m, vậy muốn hái hai cây một lần thì mua 2 tấm bạt dài 6m, ba cây một lần thì mua 2 tấm dài 9m…sau khi trải bạt thì tuốt hết trái trên cây, vì nó chín khoảng 70% trở lên thì những trái chưa chín thì cũng ươm gần chín hay già có nhân rồi nên cũng hái được. Khi tuốt xong thì gom bạt lại, nhặt hết lá rụng và đóng bao đem về”.

Sau đây là một số hình ảnh theo trình tự:

DSCN2249

Thời điểm hái cà thì phụ thuộc vào lượng cà phê chín trên cây. Khi quan sát cà phê trên cây chín từ 70% trở lên thì có thể thu hoạch.

DSCN2243

Hái cà rô thì cần một cái thang chữ A ba chân là tiện nhất, găng tay, hai tấm bạt dài, tùy theo người hái muốn.

DSCN2250

DSCN2253

DSCN2255

Quy trình thì chỉ có như vậy, khi tuốt xong thì gom bạt lại, nhặt hết lá rụng và đóng bao đem về. Đối với những người dân thời điểm bận rộn sẽ kết thúc khá nhanh sau khi những trái cà phê được phơi hoặc sấy khô và bán lại cho các cơ sở rang xay hoặc xuất khẩu cà phê trên cả nước.

Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến anh rất nhiều về những chia sẻ của mình. Mặc dù chưa thể phản ánh một cách đầy đủ và chân thực nhất về quy trình thu hoạch cà phê của người nông dân tại Việt Nam nhưng tôi hy vọng những hình ảnh và thông tin trên đã đem lại những trải nghiệm mởi mẻ cho các bạn khi đọc blog này.

Hẹn gặp lại ở các bài viết sau.

Camellia Dinh

12.11.2014

One comment on “Mùa thu hoạch cà phê ở Đà Lạt, Lâm Đồng

Leave a comment